Theo Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp Công nghệ thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT) Nguyễn Thanh Tuyên, các doanh nghiệp số Việt Nam cho ra đời nhiều sản phẩm, giải pháp hữu ích như: giải pháp nền tảng IoT hỗ trợ doanh nghiệp quản lý môi trường, vận hành và giám sát quá trình nuôi, trồng; hệ sinh thái nông nghiệp số cung cấp sản phẩm, giải pháp tích hợp giúp kết nối trực tiếp nông dân với người tiêu dùng; ứng dụng công nghệ data analytics (phân tích dữ liệu) vào phân tích và quản lý.
Trong khi đó theo ông Võ Quốc Trung, Ban Chuyển đổi số tài nguyên, môi trường và nông nghiệp (Tập đoàn VNPT), để thúc đẩy chuyển đổi số nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long, cần một số giải pháp như xây dựng hệ thống thông tin ngành Nông nghiệp; có giải pháp kết nối cung - cầu nông sản; quản lý chuỗi giá trị nông sản; quản lý nông thôn thông minh; xây dựng bộ giải pháp nông nghiệp thông minh, nông nghiệp chính xác; ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong thu hoạch thông minh; truy xuất nguồn gốc theo tiêu chuẩn Việt Nam; minh bạch thông tin sản phẩm “từ trang trại tới bàn ăn”…
Trong Đề án Chuyển đổi số ngành Nông nghiệp giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030 mới được Đồng Tháp ban hành, nền tảng chuyển đổi số sẽ chia thành 3 giai đoạn, giai đoạn đầu là ứng dụng công nghệ số để số hóa dữ liệu quản lý, quy trình xử lý, báo cáo, lưu trữ dữ liệu thông qua phát triển hệ thống phần mềm, ứng dụng thiết bị thông minh từ cấp xã đến cấp tỉnh.
Trong giai đoạn tiếp theo, nền tảng chuyển đổi số sẽ tăng cường hơn nữa việc tự động hóa thu thập, xử lý, thống kê số liệu thông qua ứng dụng công nghệ viễn thám; thông qua thiết bị giám sát IOT, thuật toán trí tuệ nhân tạo để quản lý, cảnh báo dịch hại, thiên tai...
Ở Quảng Bình, hình thành cơ sở dữ liệu phục vụ phân tích và dự báo tình hình thị trường nông sản kết nối với trung tâm dữ liệu tập trung là một trong những mục tiêu cụ thể trong Kế hoạch số 2158/KH-UBND, thực hiện Đề án Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thu thập thông tin, dự báo tình hình thị trường nông sản trên địa bàn tỉnh giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Theo đó, các thông tin, dữ liệu về tình hình thị trường nông sản trong tỉnh, trong nước, thế giới được thu thập thường xuyên phục vụ phân tích, dự báo, đảm bảo tính thống nhất, chính xác, và kịp thời cung cấp cho các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh.
Ngoài ra, Quảng Bình sẽ hình thành cơ sở dữ liệu các sản phẩm nông nghiệp chủ lực và sản phẩm có tiềm năng phát triển quy mô lớn, cùng bộ công cụ, phần mềm phục vụ thu thập thông tin, phân tích, dự báo tình hình thị trường nông sản; thiết lập được hệ thống mạng lưới cung cấp thông tin cung cầu nông sản của tỉnh, kết nối với trung tâm dữ liệu tập trung của ngành.
Đến năm 2030, Quảng Bình đặt mục tiêu ứng dụng hiệu quả công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (dữ liệu lớn, AI, Internet vạn vật…) trong thu thập thông tin, phân tích, dự báo tình hình thị trường nông sản trong và ngoài nước. Các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh có thể tìm kiếm, khai thác, sử dụng các thông tin, dữ liệu phân tích, dự báo tình hình thị trường nông sản (trừ dữ liệu mật) trên môi trường mạng Internet, hoặc Cổng cung cấp dữ liệu mở của quốc gia, của các Bộ (Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,…) và của tỉnh.
Quảng Bình sẽ hoàn thiện hệ thống mạng lưới cung cấp thông tin cung cầu nông sản; thu hút được các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã kết nối, chia sẻ thông tin với hệ thống thu thập thông tin, phân tích, dự báo thị trường nông sản; phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ công tác ứng dụng CNTT, công nghệ số trong hoạt động thu thập thông tin, phân tích và dự báo thị trường nông sản.
Anh Hào
" alt=""/>Nhiều địa phương bắt tay vào tạo cơ sở dữ liệu dự báo thị trường nông sản1. Món tôm say
Món ăn với tên gọi “tôm say” của Trung Quốc này không cần nấu mà chỉ đơn giản là tôm sạch còn sống thả vào trong rượu trắng rồi tự chín.
2. Súp trứng kiến lửa
Súp trứng kiến lửa được làm từ trứng kiến, thịt bò hoặc cá và rau. Trứng kiến trông giống như những hạt cơm ngâm nở trong nước. Đây là một món ăn độc đáo của Lào.
3. Nhộng hấp
Beondegi hay còn gọi là nhộng hấp hoặc luộc là một món ăn vặt của Hàn Quốc có mùi vị giống như hạt dẻ sống.
4. Rượu chuột bao tử
Rượu chuột bao tử có ở Hàn Quốc và Trung Quốc được cho là rất tốt cho sức khỏe nhưng chỉ hợp với những người thích ngửi mùi xăng.
5. Tinh trùng cá
Trứng cá đã là một món ăn quá bình thường nhưng tinh trùng cá hay còn gọi là Shirako là món ăn lạ lùng của người Nhật.
6. Châu chấu chiên giòn
Món châu chấu này có thể tìm thấy ở nhiều nước châu Á như Thái Lan, Campuchia và cả ở Việt Nam. Tùy theo cách chế biến mà món ăn sẽ có vị như thịt gà, nho khô hay chỉ đơn giản là món côn trùng chiên giòn trong dầu.
7. Chuồn chuồn hấp/chiên
Ở Indonesia và Trung Quốc, chuồn chuồn được hấp hoặc chiên. Theo những người đã thử qua món ăn này cho biết món ăn có vị gần giống cua lột.
8. Mắt cá ngừ
Mắt cá ngừ được bày bán rất nhiều tại các khu chợ của một đất nước hay ăn cá như Nhật Bản. Cách chế biến thường chỉ là hấp và ăn cùng gia vị.
9. Thịt ngựa ăn sống
Món ăn với tên gọi “Thịt nụ anh đào” không liên quan gì đến hoa anh đào mà được làm từ thịt ngựa tươi nên có màu sắc rất đẹp.
10. Trứng luộc nước tiểu trẻ em
Trứng luộc trong nước tiểu trẻ em là món ăn có phần kì lạ, nhưng đã được người Trung Quốc sử dụng hàng ngàn năm nay như một vị thuốc chữa bệnh.
![]() |
(Theo KT)
" alt=""/>Những món ăn kỳ lạ nhất châu Á bạn chưa từng ngheKhi nhận kết quả mắc ung thư dạ dày giai đoạn muộn, bệnh nhân bàng hoàng. Chị chia sẻ, trước đó bản thân cảm thấy vẫn khỏe mạnh, chỉ khi đau tức bụng và gầy, sút cân nhanh nên đến bệnh viện thăm khám.
PGS.TS Phương cho biết thêm, cũng như tất cả các bệnh ung thư khác, ung thư dạ dày ở người trẻ khi phát hiện đa số ở giai đoạn muộn và độ ác tính cao. Bệnh nhân mắc ung thư dạ dày loại tế bào nhẫn, đáp ứng với điều trị cũng không cao. Do vậy sau gần 1 năm dù bác sĩ hết lòng điều trị, nữ bệnh nhân trên đã không qua khỏi.
Khoảng 3 năm sau, anh trai của nữ bệnh nhân cũng phát hiện mắc ung thư dạ dày. May mắn hơn người em, anh trai được phát hiện sớm. Theo đó, khi em gái phát hiện bệnh, người anh cũng được khuyên phải tầm soát phát hiện sớm, để điều trị hiệu quả. Đến thời điểm hiện tại, người anh đang đi khám bệnh định kì theo hẹn và bệnh khá ổn định.
Theo PGS.TS Phạm Cẩm Phương, ung thư dạ dày là một trong những ung thư có yếu tố di truyền, tuy nhiên với tỷ lệ nhỏ. Một số yếu tố gây nguy cơ cao mắc bệnh khác bao gồm bệnh nhân bị viêm teo niêm mạc dạ dày, Polyp dạ dày, viêm loét dạ dày có nhiễm vi khuẩn HP…Hiện nay, do áp lực công việc, cuộc sống khiến nhiều người thường xuyên căng thẳng, bên cạnh đó, chế độ ăn quá cay, ăn nhiều thịt nướng, thịt ướp muối, thực phẩm có chứa chất bảo quản không cho phép, thừa cân, béo phì… cũng là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn dẫn tới ung thư dạ dày.
Cũng theo PGS.TS Phương, ung thư này diễn biến rất âm thầm, ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng rõ ràng, bệnh nhân có dấu hiệu đau vùng thượng vị một cách mơ hồ, có thể nhầm lẫn với bệnh lý viêm thông thường. Bệnh ung thư dạ dày hoàn toàn có thể phát hiện sớm thông qua nội soi dạ dày. Nội soi dạ dày có thể phát hiện tổn thương sùi loét, thâm nhiễm cứng. Ở giai đoạn sớm, sẽ có tình trạng hơi gồ lên của niêm mạc, bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết các tổn thương bất thường này để phát hiện sớm ung thư.
Ở giai đoạn muộn hơn, bệnh nhân sẽ có triệu chứng ợ hơi, ợ chua, ợ nóng thậm chí có thể sờ thấy khối cứng trong ổ bụng.
Ở giai đoạn cuối, bệnh nhân sẽ nổi hạch vùng cổ, bụng to do có dịch ổ bụng, suy kiệt, nôn, gầy sút cân, da xanh, niêm mạc nhợt nhạt. Một số bệnh nhân có tình trạng nôn ra máu, nôn liên tục, nôn ra thức ăn cũ, đi ngoài phân đen.
“Ung thư dạ dày hoàn toàn có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện sớm, người bệnh được thăm khám và tư vấn, điều trị kịp thời”, PGS.TS Phương khẳng định. Cũng theo nữ bác sĩ này, Bệnh viện Bạch Mai đã điều trị cho nhiều bệnh nhân ung thư dạ dày được phát hiện ở giai đoạn sớm. Hiện bệnh nhân đã sống được hơn 10 năm, 12 năm và lâu hơn với sức khỏe ổn định, sinh hoạt bình thường.
Về độ tuổi nên tầm soát ung thư dạ dày, PGS.TS Cẩm Phương cho biết, trước đây các chuyên gia khuyến cáo trên 50 tuổi nên đi tầm soát. Nhưng hiện nay, do xu hướng trẻ hóa của ung thư này, các chuyên gia đã khuyên người trên 40 tuổi nên quan tâm đến tầm soát ung dạ dày. Đối với nhóm người có nguy cơ cao nên đi khám theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Ung thư dạ dày hoàn toàn có thể phòng ngừa và phát hiện sớm, bạn nên: - Duy trì chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng hợp lý, ăn các thức ăn chứa nhiều vitamin A, B, E. - Hạn chế ăn đồ ăn mặn, ăn cay… - Hạn chế ăn đồ hun khói, nướng, chiên. - Từ bỏ thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia, chất kích thích. - Có chế độ nghỉ ngơi, luyện tập thể dục thể thao hợp lý, điều độ, giữ tâm lí thoải mái, giảm các căng thẳng của cuộc sống. - Đối với những bệnh nhân có viêm loét, viêm teo dạ dày cần phải điều trị dứt điểm. |
Ngọc Trang